MỪNG GIÁNG SINH 2018

Kính chúc quý bà con, ân nhân gần xa của giáo xứ Phương Hòa một mùa Giáng Sinh tràn đầy hồng ân của Chúa Hài Đồng.0cbb260a6a3e8960d02f

Đăng tải tại THÔNG TIN GIÁO XỨ | Bình luận về bài viết này

Thánh Lễ tạ ơn và chia tay cha sở

 Văn phòng giáo xứ sử dụng bài cảm ơn và chia tay Cha sở cùng vài hình ảnh để nói lên tâm tình giáo xứ Phương Hòa với người Cha thân thương chuẩn bị lên đường nhận nhiệm sở mới.

LỜI CẢM ƠN VÀ CHIA TAY CHA CHÍNH XỨ

                    Trọng kính Cha

     Trong bầu khí hân hoan của mùa Xuân còn vấn vương, giờ đây trong ngôi Thánh đường thân thương nầy. Con xin đại diện cộng đoàn giáo xứ, nói lên những điều mà chúng con không bao giờ nghĩ đến, cũng như không muốn nói lên, nhưng không còn cách nào phải nói đến hai tiếng tạ từ Cha

       Kính thưa Cha

     Thời gia thắm thoát tựa thoi đưa. Trong sứ vụ Mục Tử nhân lành chăm sóc đoàn chiên, tính đến nay đã sáu năm hai tháng mười ngày, Cha về chăm sóc đoàn chiên trong giáo xứ chúng con. Nay đã được ĐGM giáo phận trao bài sai cho Cha, để đi nhận nhiệm sở mới.

      Hôm nay thánh lễ Tạ Ơn và chia tay Cha, chúng con mỗi người như một, dâng lên T.C tâm tình cảm tạ và tri ân về muôn hồng ân đã đổ xuống trên giáo xứ yêu dấu chúng con, trong tâm tình Cha con, gợi lại trong chúng con cảm xúc, và những kỷ niệm khó quên, những công trình mà Cha đã xây dựng, và lấy lại công bằng cho giáo xứ chúng con được những thước đất để làm sân chơi cho giáo xứ chúng con. Từ khi Cha nhận nhiệm sở,với sự năng động đầy nhiệt huyết, tận tuỵ hy sinh, khi về giáo xứ Cha đã bắt tay vào công việc hết sức hăng hái, dấn thân trong mọi sinh hoạt của giáo xứ, không ngừng triển khai xây dựng các công trình mà giáo xứ chúng con còn thiếu, cụ thể như: Xây dựng Đài Đức Mẹ, hồ nước Thánh giá, cho lung linh sắc màu tươi thắm, xây dựng đường xe lăn, cho người bệnh tật, già cả yếu chân được thuận tiện dễ dàng đi vào nhà Thờ, và niềm thao thức trăn trở của Cha là xây dựng cho chúng con một ngôi nhà sinh hoạt  Têrêxa, đầy đủ tiện nghi, để các em thiếu nhi có nơi học giáo lý tốt lành, tránh những khi mưa gió thất thường, không chỉ riêng cho các em mà thôi, mà còn cho các hội đoàn trong giáo xứ có nơi sinh hoạt yên tịnh.

       Ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất, Cha đã dành nhiều công sức, để xây dựng một cộng đoàn dân Chúa hiệp nhất yêu thương, Cha đã chú trọng chăm sóc thiếu nhi, giới trẻ, là những tương lai rường cột của giáo xứ chúng con, Cha đã tổ chức phát động những phong trào S.H giáo lý, S.H thường huấn hè, và nhiều hoạt động vui chơi khác nữa, tạo điều kiện cho con em của chúng con có một môi trường vui chơi thánh thiện và bổ ích, Cha đã quan tâm đến các giới các đoàn thể, và các đơn vị đã đi vào hoạt động có nề nếp.

   Về giáo dục Cha đã chăm lo và tổ chức ngày sinh viên nhập học, trao học bổng cho sinh viên học sinh ưu tú xuất sắc, để giúp các em hăng say phấn đấu học tập, để sau này trở nên người tốt cho giáo hội và xã hội, Cha cũng thường xuyên chăm lo cho những người già cả, neo đơn, bênh tật, khuyết tật, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hằng năm trao quà vào các dịp lễ tết cho các đối tượng trên, và Cha thường xuyên quan tâm đến các lớp giáo lý, đặc biệt là lớp giáo lý dự tòng hôn nhân.

   Kính thưa Cha với thời gian phục vụ tại giáo xứ chúng con là sáu năm hai tháng mười ngày, thời gian tuy ngắn, nhưng tính qua quá dài, Cha đã đổ hết trí tuệ công sức cho cộng đoàn chúng con, để cộng đoàn chúng con luôn thăng tiến và có ngày tốt đẹp như hôm nay Cha đã để lại nơi giáo xứ chúng con, những việc làm đầy lòng nhân ái, để lại cho chúng con những ấn tượng thật tốt đẹp, khiến chúng con cảm nhận được, Cha rất chân thành, rất gần gũi và đầy lòng yêu thương chan hoà, vì thế khi nghe tin Cha sẽ đi nhận nhiệm sở mới vào ngày 07/02/2017 tới đây, chúng con thật luyến tiếc, trước khi Cha đi nhận nhiệm sở mới, chúng con, xin kính dâng lên Cha lời cảm tạ tri ân sâu xa, và trong suốt thời gian Cha về đây chung sống với chúng con, chăm sóc cho chúng con, thương nhau và cả đắng cay, lời hay tiếng tốt chắc Cha cũng hiểu, và nếu chúng con có những gì làm phiền lòng Cha, xin Cha rộng lượng khoan dung lượng thứ và cảm thông.

      Một lần nữa cộng đoàn giáo xứ chúng con, xin hết lòng cảm ơn Cha, nguyện xin Thiên Chúa ban cho Cha tràn đầy thánh ân, mạnh khoẻ, bình an và hạnh phúc, để Cha chu toàn sứ vụ nơi nhiệm sở mới mà Cha được giao.

     Và giờ đây để tỏ lòng kính yêu tri ân và chào tiển, cộng đoàn giáo xứ chúng con, kính dâng lên Cha bó bông hoa muôn sắc tươi thắm, kính xin Cha vui nhận, và thêm lời cầu nguyện cho giáo xứ chúng con, cộng đoàn giáo xứ chúng con xin đồng kính cuối đầu bái tạ Cha, và xin chân thành cảm ơn Cha.

 

Đăng tải tại THÔNG TIN GIÁO XỨ | Bình luận về bài viết này

THÁNH LỄ TẠ ƠN CUỐI NĂM 2016

Ngày 31/12 là cuối năm dương lịch, theo truyền thống của giáo xứ Phương Hòa, cha sở cùng cộng đoàn giáo dân đã dâng Thánh lễ vào lúc 19h tối để dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn đã ban bình an cho giáo xứ, cách đặc biệt dâng lễ cầu nguyện cho các ân nhân của giáo xứ nhất là các Ân nhân Phương Hòa hải ngoại, đã đóng góp xây dựng giáo xứ rất lớn.

Lời tạ ơn Thiên Chúa và lời cảm ơn đến các ân nhân của giáo xứ, nói lên tấm lòng của cộng đoàn giáo dân giáo xứ Phương Hòa, kính chúc quý ân nhân xa gần của giáo xứ một năm mới bình an và hạnh phúc.

 

Đăng tải tại THÔNG TIN GIÁO XỨ | Bình luận về bài viết này

MỪNG LỄ GIA THẤT 2016 – HỘI THẢO VỀ GIA ĐÌNH – GIÁO XỨ PHƯƠNG HÒA

 

giao-xu

TÍNH CHẤT THÁNH THIÊNG 

CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO

I. Đặt vấn đề. Vài nhận định xã hội giúp gợi ý hội thảo.

1. Trong xã hội hôm nay xem ra gia đình mất đi ảnh hưởng và quyền lực giáo dục trên con cái, gia đình công giáo không còn được bảo vệ bởi những tập tục cổ truyền như trước đây khi còn ở sau lũy tre làng. Hôm nay đời sống kinh tế và thị trường chi phối con em từ tấm bé cho đến trưởng thành, chúng được huấn luyện dưới mái học đường của xã hội chủ nghĩa vô thần, cuộc sống xã hội thay đổi, xã hội chuyển mình đi từ nông nghiệp sang sinh hoạt thành thị.  Đồng tiền ‘nông thôn’ không đủ chi tiêu nơi thành thị.  Sự tiến bộ của xã hội trong phương tiện giao thông, xe máy cao cấp đủ thể loại xuất hiện nơi nông thôn vốn trầm lặng, điện thoại cầm tay xa xỉ ngay cả nơi người bán hàng rong, trong tay các học sinh tiểu học.  Tất cả đổi mới của xã hội kéo theo đổi mới trong cách sống đạo của giáo xứ.

2. Nhà thờ không còn là nơi phát xuất sinh hoạt của cộng đồng như trước đây, xưa kia nhà thờ là trung tâm sinh hoạt, bên cạnh nhà thờ luôn có trường học, viện mồ côi hay nhà ký nhi viện của các Dòng tu, gõ nhịp cho cuộc sống là tiếng chuông nhà thờ, thức dậy, kinh lễ, lao động, đi ngủ.  Tiếng chuông nhà thờ ‘nhịp một’ sáng trưa chiều như canh giữ cho nếp sống thường nhật, nay bổng mất hẳn.  Ngày nay một số yếu tố truyền thống đã suy kém đi, cái nhìn xã hội mở rộng hướng về trung tâm thương mại từ sinh nhật con cái cho đến cưới hỏi ma chay đều khởi đi từ trung tâm phố chợ, bởi nơi nầy cung ứng những nhu cầu cần thiết cho đời sống của họ.  Nhà thờ xứ đạo cũng vì thế mất đi sự thu hút đối với giáo dân, nhu cầu tiêu dùng và giải trí  cao cấp, làm người trẻ buông tay tôn giáo chạy theo đà sống văn minh thời đại.  Nhà thờ lưa thưa tín hữu thường nhật đến kinh lễ, điều nầy thật rõ ràng như ban ngày.

3. Cạnh tranh với gia đình là các công ty xí nghiệp ra đời, các tổ hợp kinh tế hoạt động làm thay đổi nhịp sống của xứ đạo.  Thời gian như co rút lại đối với việc tham dự kinh lễ hằng ngày.  Những buổi cầu kinh sáng chiều giảm hẳn số lượng người tham dự đến triệt tiêu.  Những buổi hội thảo và gặp gỡ không còn nhiều hào hứng nữa, bởi người tín hữu bị chi phối bởi những chuyện phim hấp dẫn nhiều tập, những trận cầu quốc tế và quốc nội không thể bỏ qua như món ăn tinh thần lành mạnh cho phần lớn dân chúng, chúng có hấp lực kéo người tín hữu ra khỏi sự thực hành tôn giáo, làm giảm thiểu lòng mộ đạo của họ.  Nhịp sống của công ty xí nghiệp kéo theo điều chỉnh nhịp sống con người, một thời khóa biểu mới, được lập ra cho phù hợp với quy trình cuộc sống.  Trong lúc đó quan niệm đạo đức vẫn bám vào các ký ức thuở xa xưa.  Trong khi đó người tín hữu chưa kịp thay đổi cách sống đạo của mình, một đàng họ đánh mất tập tục của cha ông ‘sáng chiều kinh lễ’, đàng khác họ chưa thiếp lập cho mình lối sống đạo cho phù hợp với đức tin và phong hóa.  Gia đình giảm thiểu ảnh hưởng trên con cái, sự lôi cuốn của nếp sống khoa học và văn minh như thả lõng việc giáo dục giới trẻ.  Bước vào đời sống hôn nhân như việc làm ‘vui ở, dở bỏ đi’, gây nứt rạn và đổ vỡ cho các đôi vợ chồng mới cưới. Đời sống hôn nhân như bị thách đố bởi sự trung tín

4. Trong khi viễn ảnh xã hội đang thay đổi đến chóng mặt như thế.  Thì tôn giáo với luật lệ cổ truyền, vẫn kiên định không thay đổi.  Người tín hữu bị đặt trước những thách thức mới của hôm nay nhất là về mặt luân lý sống đạo và luân lý hôn nhân công giáo.  Những đổi mới trong xã hội nhân sự đặt ra cho người tín hữu trẻ những thách đố lựa chọn khi đến tuổi lập gia đình nhất là trong lãnh vực luân lý hôn nhân gia đình, những giá trị cao quý như sự trung tín, luật nhất phu nhất phụ, bổn phận sinh sản và giáo dục con cái, ít được coi trọng.  Trong lúc đó xuất hiện những quan niệm mới như bạo hành trong gia đình, hôn nhân đồng phái, tình yêu đồng giới, ngừa thai theo phương pháp khoa học, triệt sản, nạo phá thai, quan hệ nam nữ bất chính trước hôn nhân, cùng nhau sống thử, chung sống ngoài hôn nhân, li thân, li dị, mang thai hộ, quyền được chọn giới tính, quyền chuyển giới, thụ thai ống nghiệm, mang thai hộ và bao nhiêu hệ lụy khác trong lãnh vực hôn nhân gia đình, cả đến việc tái định nghĩa hôn nhân, tức đặt lại vấn đề hôn nhân cổ truyền, có nguy cơ phi bác hôn nhân cổ truyền để chọn một định nghĩa khác, tức thừa nhận sự kết hợp giữa hai người đồng giới. Đứng trước các thách đố nan giải hiện hành tôi muốn trình bày giáo lý căn yếu và tinh tuyền của hôn nhân công giáo, giúp các bạn trẻ am hiểu nguồn cội cao quý và thần thiêng của ơn gọi hôn nhận gia đình.  Sau đây là phần trình bày dựa vào lập trường của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

II. Nguồn gốc thánh thiêng của hôn nhân công giáo

Ý nghĩa Hôn nhân công giáo.

1. Hôn nhân được thiết lập bởi Thiên Chúa, là một sự kết hiệp trung tín, độc quyền và suốt đời giữa một người nam và một người nữ trong một cộng đoàn mật thiết của đời sống và tình yêu. Họ dâng hiến hoàn toàn chính họ cho nhau và cho bổn phận diệu kỳ là đem con cái của họ vào trong thế gian này và nuôi dưỡng chúng.  Đó là ơn gọi thâm sâu trong tâm trí con người. Nam nữ khác biệt nhau bổ túc cho nhau trong một sự kết hiệp yêu thương luôn mở ngõ cho sự sản sinh con cái (x. Sách Giáo Lý Công Giáo = SGLCG- số 1602-1605). Sau đây là những trích dẫn lời mặc khải trong Kinh thánh nói về hôn nhân.

2. Đức tin nói với chúng ta về hôn nhân.

Hôn nhân xuất phát từ bàn tay từ ái của Thiên Chúa, Đấng đã tạo nên cả người nam và người nữ giống hình ảnh thánh thiện của Ngài (x. Kn 1:27). Người đàn ông “lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (Kn 2:24). Người đàn ông nhận người đàn bà như là “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!” (Kn 2:23). Thiên Chúa chúc phúc cho hai người nam nữ và ra lệnh cho họ “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều” (Kn 1:28). Chúa Giêsu cũng đã lập lại những lời dạy trong Sách Khởi Nguyên khi nói: “Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt.” (Mc 10:6-8). Những đoạn Thánh Kinh này giúp chúng ta hiểu chương trình của Thiên Chúa dành cho hôn nhân. Qua món quà trao tặng nhau là chính mình, họ hợp tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản con cái và chăm sóc cho chúng. Hôn nhân vừa là một cơ chế tự nhiên, vừa là một sự kết hiệp thánh thiêng. Thêm vào đó, Giáo Hội dạy rằng hôn nhân hợp pháp của những người đã chịu phép Rửa Tội là một bí tích – một thực tại cứu độ. Đức Giêsu Kitô đã biến hôn nhân thành một biểu tượng cho tình yêu của Ngài đối với Giáo Hội (x. Eph 5:25-33).  Tình yêu của họ một khi được diễn tả nơi sự trung tín, nhiệt thành, sinh sản, quảng đại, hy sinh, tha thứ, và chữa lành sẽ đem tình yêu của Thiên Chúa đến cho gia đình (SGLCG số 1612-1617; 1641-1642).

3. Hôn nhân chỉ tồn tại giữa người nam và người nữ.

Cấu trúc tự nhiên của tính dục con người khiến cho người nam và người nữ trở nên những đối tác bổ túc lẫn nhau trong việc di truyền sự sống con người, theo ý định của Thiên Chúa định. Cam kết vĩnh viễn và độc quyền của hôn nhân là cần thiết cho sự thể hiện tình yêu đôi lứa nhằm di truyền sự sống con người và xây đắp mối giây ràng buộc giữa vợ chồng. (x SGLCG số 1639-1640).  Họ bình đẳng như những con người, bổ sung lẫn nhau khiến cho mối giây ràng buộc hôn nhân có thể thực hiện được.

4. Không thể so sánh sự kết hiệp đồng tính với hôn nhân.

Kết hiệp đồng tính trái ngược với bản chất của hôn nhân: nó không dựa trên sự bổ khuyết tự nhiên của người nam và người nữ; nó không hợp tác với Thiên Chúa trong việc tạo dựng sự sống mới; và mục đích tự nhiên của kết hiệp lứa đôi không thể đạt được qua hôn nhân đồng tính. Những kết hợp đồng tính không thể tiến vào một sự kết hiệp hôn nhân phu phụ.

5. Phải bảo tồn hôn nhân như một kết hiệp duy nhất giữa một người nam và một người nữ?

Hôn nhân luôn là căn bản của gia đình. Đến lượt mình, gia đình là đơn vị căn bản của xã hội. Vì vậy, tuy hôn nhân là một quan hệ riêng tư, nó có một ý nghĩa xã hội và Giáo hội. Hôn nhân là khuôn mẫu căn bản cho những mối quan hệ nam nữ.  Kết hiệp hôn nhân cũng đem lại những điều kiện tốt nhất để nuôi dạy trẻ em, tạo ra một đóng góp độc đáo và thiết yếu cho thiện ích chung.  Khi đặt sự kết hiệp đồng tính ngang hàng với hôn nhân là hạ giá và làm suy yếu hôn nhân. Việc làm suy yếu định chế căn bản nầy khiến cho xã hội phải trả một giá quá đắt.

6.Người công giáo sống hôn nhân theo giáo huấn Công Đồng .

Không thể có sự tách biệt giữa đức tin với đời sống. Tất cả mọi người Công giáo phải hành động theo đức tin của họ với một lương tâm trưởng thành theo Thánh kinh và Thánh truyền.  Cần phải bảo vệ hôn nhân một vợ một chồng.  Qua gương sáng của họ, họ là những nhà giáo đầu tiên cho thế hệ tiếp theo, họ là những nhà lãnh đạo của gia đình – mà Công Đồng Vaticanô II đã gọi là “một giáo hội tại gia” (Hiến Chế Ánh Sánh Muôn Dân số 11).

Kết luận.  Hôn nhân là một định chế căn bản của loài người và xã hội. Dù hôn nhân bị chi phối bởi luật dân sự và Giáo Luật, hôn nhân không xuất phát từ Giáo Hội hay nhà nước, nhưng từ Thiên Chúa. Do đó, cả Giáo Hội lẫn nhà nước đều không có quyền thay đổi ý nghĩa và cấu trúc cơ bản của hôn nhân. Hôn nhân, với bản chất và những mục đích được thiết lập bởi Thiên Chúa, chỉ có thể là sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ và phải được giữ nguyên như thế trong luật pháp. Trong một thể thức không giống bất kỳ một thứ quan hệ nào khác, hôn nhân tạo ra một sự đóng góp độc đáo và không thể thay thế được cho thiện ích chung của xã hội, đặc biệt thông qua việc sinh sản và giáo dưỡng con cái. Sự kết hiệp suốt đời giữa một người nam và một người nữ trở thành một điều tốt cho chính họ, gia đình, cộng đoàn và xã hội của họ. Hôn nhân là một ơn sủng phải được tán dương và bảo vệ.

III. Câu hỏi thảo luận

1. Theo quý ông bà đâu là các “vũ khí sát thương” hạnh phúc gia đình ? (tức điều gì làm mất hạnh phúc gia đình).  Phải chăng chỉ là tứ đổ tường (cờ bạc rượu trà trai gái).

2. Các văn minh xã hội cung cấp như truyền hình tivi, facebook, Iphone, I pad … thật sự ích lợi cho hạnh phúc gia đình không?  Chúng có mặt tiêu cực không

3. Phải giải quyết thế nào về đứa con chưa kết hôn mà sắp làm mẹ (cha)?

4. Quý vị có quan tâm đến sự giao du của con cái và khuyên răn chúng khi tình yêu đến quá sớm?

5. Phản ứng thế nào khi nghe lời tâm sự : “vì bên trai không chịu cưới hỏi do đó tôi (là mẹ) đã đem con gái đi phá thai, để khỏi xấu hổ với xóm làng”.

Lm.Luy Nguyễn Quang Vinh, chính xứ Phương Hòa

*Một vài hình ảnh của buổi hội thảo và Thánh lễ mừng Thánh Gia Thất, kính mời quý vị cùng xem: 

Đăng tải tại THÔNG TIN GIÁO XỨ | Bình luận về bài viết này

TOÀN CẢNH GIÁNG SINH 2016 GIÁO XỨ PHƯƠNG HÒA

Dưới đây là những hình ảnh ghi lại hoạt động của giáo xứ trong mùa Giáng Sinh 2016, xin quý vị cùng xem và hiệp thông niềm vui Giáng Sinh với giáo xứ Phương Hòa.

Đăng tải tại THÔNG TIN GIÁO XỨ | Bình luận về bài viết này